Tìm hiểu quy trình sản xuất sơn nước cơ bản

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có hơn 1.000 thương hiệu sơn nước và sơn nước khác nhau, tuy nhiên đa phần nhiều người chưa hiểu quy trình sản xuất sơn cơ bản như thế nào ? Hãy cùng công nghệ sơn nước tìm hiểu quy trình sản xuất sơn chi tiết qua nội dung bên dưới !

Quy trình sản xuất sơn cơ bản

Sơn nước chính là hỗn hợp đồng nhất với thành phần có chất tạo màng liên kết với những chất màu để tạo màng liên tục, bám trên bề mặt vật chất. Sơn nước được điều chỉnh với một lượng phụ gia, dung môi nhất định, tùy thuộc vào tính chất của các loại sơn cũng như thương hiệu sản phẩm khác nhau.

Quy trình sản xuất sơn
Quy trình sản xuất sơn

Gọi là sơn nước đơn giản bởi chúng là gốc nước, khi sử dụng có ưu điểm nhanh khô, thân thiện cho người sử dụnng, đặc biệt là sau khi khô chúng có thể kháng nước hiệu quả. Trong đó, sơn nước bao gồm những thành phần cơ bản như chất phân tán, bột độn, chất hoạt động bề mặt…Bên cạnh đó sơn nước có hệ màu sắc phong phú, đa dạng với đặc tính che phủ cùng khả năng bám dính được trên nhiều bề mặt khác nhau. Vậy quy trình sản xuất cơ bản được thực hiện như thế nào ?

Nguyên liệu sản xuất sơn nước cao cấp

Về cơ bản, các loại sơn nước trên thị trường được sản xuất từ bốn nhóm chất chính là: Nhóm chất tạo màng, Nhóm nguyên liệu tạo phủ, Nhóm phụ gia và Nhóm chất tạo màu.

Xem thêm  Chi phí đầu tư mở xưởng sản xuất sơn nước

Phụ gia tạo màng sơn

Là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết và độ bền của màng.

3 loại nhựa chính thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất sơn nước là: Nhựa Vynyl, Nhựa Styren acrylic và Nhựa Pure acrylic.

Nhựa Vynyl chịu ánh sáng kém, chịu nhiệt thấp, chịu kiềm kém và ít hoà tan trong dung môi, vì thế chỉ dùng cho sơn nứơc trong nhà loại thấp cấp. Sơn nước cao cấp là loại sơn có tỷ lệ nhựa acrylic cao.

Nhựa Styren acrylic có độ bám dính tốt, kháng kiềm tốt thường được dùng để sản xuất sơn trong nhà và sơn lót và sơn chống thấm ngoài trời.

Nhựa Pure acrylic có độ cứng tốt, độ bám dính cao, chịu nhiệt, chống thấm tốt nên thường được dùng sản xuất sơn ngoài trời.

Nguyên liệu tạo độ phủ cho sơn

Nhóm nguyên liệu tạo phủ bao gồm: Titan, bột đá, cao lanh, bột tan, bột nhẹ, silic.

Titan có tác dụng tạo độ trắng, tạo phủ tốt nhất trong nhóm nguyên liệu tạo phủ, có độ cứng cao, khả năng khúc xạ ánh sáng thường được dùng để sản xuất sơn nước cao cấp như sơn ngoại thất và dòng sơn nội thất cao cấp.

Bột đá cũng có tác dụng tạo phủ, tạo độ trắng, tuy nhiên có nhược điểm là kích thước hạt lớn, mềm và là môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển. Bột đá được sử dụng chủ yếu trong sơn kinh tế

Phụ gia chính

Phụ gia là các chất được sử dụng với lượng nhỏ như: chất bảo quản, chống mốc, chất tạo bề mặt mịn, chất làm đặc,….

Các loại sơn thông thường thường sử dụng chất làm đặc gốc Cellulose và acrylic, còn sơn nước cao cấp sử dụng chất làm đặc PU cho kết quả tốt hơn về đặc tính dòng chảy và dàn trải khi thi công, tạo độ bóng cao cho sơn.

Chất tạo màu

Ở một số loại sơn thì nhóm chất tạo màu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của sơn. Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột, tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn, có hai loại là màu vô cơ và hữu cơ. Màu vô cơ thường cho tone màu tối nhưng có độ che phủ cao và rất bền màu. Màu hữu cơ thì cho các tone màu tươi sáng hơn nhưng lại có độ che phủ khá thấp, độ bền màu không cao.

Xem thêm  Chuyển giao công nghệ gia công sơn chống nóng

Quy trình sản xuất sơn nước cao cấp

Quy trình sản xuất sơn nước cao cấp bao gồm 5 quá trình chính: Ủ muối, Nghiền sơn, Pha sơn, Lọc sơn và Đóng gói thành phẩm

Quá trình ủ muối

Các nguyên liệu gồm bột màu, bột độn (CaCO3, silica, đất sét…), phụ gia (chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt…), một phần chất tạo màng là nhựa (pure-acrylic, styreneacrylic) và dung môi hữu cơ (nước sạch) được đưa vào thùng muối ủ và khuấy dưới tốc độ thấp. Các nguyên liệu này được muối ủ trong thời gian vài giờ để đủ độ thấm ướt chất tạo màng và dung môi, tạo thành dạng hỗn hợp nhão cho công đoạn nghiền tiếp theo.

Khuấy phân tán

Hỗn hợp nhão của các nguyên liệu ở công đoạn thứ nhất được chuyển vào thiết bị nghiền sơn. Quá trình nghiền sơn tạo thành dung dịch dạng chất lỏng mịn, nhuyễn. Tuỳ theo yêu cầu về độ nhớt của hỗn hợp nhão được ủ muối và chủng loại sơn, các công ty sơn sẽ sử dụng máy nghiền ngang hoặc đứng phù hợp. Đối với các loại sơn nước cao cấp thì quá trình nghiền này yêu cầu thiết bị có loại bi nghiền và đĩa khuấy tốt để đạt được yêu cầu cao về độ mịn của sơn.

Quy trình sản xuất sơn
Quy trình sản xuất sơn

Thời gian nghiền có thể kéo dài phụ thuộc vào loại bột màu, bột độn và yêu cầu về độ mịn của sơn. Trong giai đoạn này, thiết bị nghiền sử dụng nhiều nước làm lạnh thiết bị để đảm bảo hỗn hợp nhão trong quá trình nghiền không bị nóng lên nhiều nhằm khống chế lượng dung môi bị bay hơi ở nhiệt độ cao và gây biến chất đến các thành phần của sơn. Nước trước khi đưa vào máy nghiền phải được làm lạnh xuống 5 – 7*C.

Xem thêm  Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

Pha sơn

Hỗn hợp nhão sơn nước cao cấp sau khi đã được nghiền đến độ mịn theo yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn pha sơn. Công đoạn này tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất sơn. Hỗn hợp được chuyển sang bể pha, có 1 máy khuấy liên tục trong quá trình pha sơn. Tại đây hỗn hợp sơn nước cao cấp đã đạt độ mịn được bổ sung thêm đủ lượng chất tạo màng, dung môi, các phụ gia cần thiết.

Lọc sơn

Quá trình này giúp loại bỏ những tạp chất dư thừa còn đọng lại trong sơn mà chỉ quá trình sản xuất sơn nước cao cấp mới có, các dòng sơn thấp cấp thường bỏ qua giai đoạn này. Sau khi xả thải ra cặn sơn và nước thải, sơn đạt được đến độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm được hoàn tất và tiến hành đóng gói.

Đóng gói, bảo quản sản phẩm

Công đoạn này có thể là dây chuyền đóng đóng gói thùng sơn tự động hoặc đóng thùng thủ công. Bao bì đựng sơn nước cao cấp thường là kim loại, thay vì bằng nhựa như các sản phẩm sơn thông thường. Thùng đựng sơn bằng kim loại vừa giúp bảo quản sơn tốt hơn vừa đảm bảo về tính thẩm mỹ, trên bao bì ghi nhãn hiệu, loại sơn, thành phần và các thông tin hướng dẫn sử dụng chi tiết. Sản phẩm sơn nước cao cấp sau khi hoàn thành đóng bao bì sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Quá trình nhập kho được tiến hành chặt chẽ theo từng lô hàng.

Liên hệ chuyển giao quy trình sản xuất sơn

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Địa chỉ : Tabudec Plaza, 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline : 0989.188.318 – 0943.188.318

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

Website : congnghesonnuoc.com

5/5 - (9 bình chọn)